Nhức mỏi tay chân vào ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng cơ bắp, thiếu máu, bệnh lý dây thần kinh, hoặc do các tác động từ các hoạt động hàng ngày. Bài viết sau đây Thể Thao Khỏe chia sẻ cách giảm nhức mỏi tay chân vào ban đêm
Biểu hiện nhức mỏi tay chân.
Triệu chứng nhức mỏi chân tay có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất là những người lười vận động, ít hoạt động tay chân, người trung niên và cao tuổi hoặc người mắc các bệnh lý về xương khớp. Theo các chuyên gia y tế, nhức mỏi chân tay có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Cụ thể là các bệnh lý sau đây.
Các bệnh lý liên quan đến xương khớp
– Chấn thương xương khớp:
Chấn thương xương khớp do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương do chơi thể thao, bất cẩn té ngã gây tổn thương khớp, gây tụ máu bầm… ở chân tay cũng khiến người bệnh cảm thấy đau và nhức mỏi.
– Loãng xương:
Cơ thể thiếu canxi, thiếu vitamin D và các khoáng chất cần thiết có thể dẫn đến loãng xương và gây ra những cơn đau, nhức mỏi chân tay thường xuyên. Thiếu canxi sẽ gây ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh, khiến cơ bắp bị yếu, thể lực suy nhược, chân tay mệt mỏi rã rời, thiếu sinh khí.
– Các bệnh viêm/thoái hóa xương khớp:
Nhức mỏi chân tay có thể là một trong những triệu chứng của bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống và đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay… Các bệnh lý này có thể gây đau hoặc gây chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy nhức mỏi trong tay chân.
Bệnh về thần kinh – tim mạch
Người mắc phải một số bệnh lý về thần kinh và tim mạch như viêm đa rễ thần kinh, suy tĩnh mạch, xơ vữa động mạch, thiếu máu não,… cũng có hiện tượng bị đau và nhức mỏi chân tay. Nguyên nhân là do các tĩnh mạch chèn ép các dây thần kinh và mạch máu khiến lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp bị suy giảm nên người bệnh hay cảm thấy nhức mỏi tay chân.
Bệnh rối loạn chuyển hóa
Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân, béo phì… là những căn bệnh rối loạn chuyển hóa có kèm theo triệu chứng nhức mỏi tay chân. Những bệnh này có thể gây ra những biến chứng thần kinh và mạch máu khiến lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp bị sụt giảm nên cũng gây đau mỏi tay chân. Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì còn khiến các khớp xương chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể và nhanh chóng bị suy yếu, dẫn đến tê bì, nhức mỏi.
Bệnh đường tiêu hóa
Nhức mỏi chân tay là bệnh gì ? Một số bệnh lý ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, bệnh đại tràng, các rối loạn tiêu hóa,… cũng dễ gây đau nhức mỏi ở tay và chân. Nguyên nhân sâu xa là do những bệnh này có thể gây cản trở quá trình hấp thu canxi hoặc tăng khả năng đào thải canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương, thưa xương, yếu xương và gây nhức mỏi trong xương khớp.
Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý, nhức mỏi chân tay cũng có thể là do một số yếu tố tác động từ bên ngoài như lao động quá sức, không khởi động cơ thể kỹ càng trước khi vận động/luyện tập hoặc tập luyện quá mức, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh liều cao, nhiễm độc từ môi trường sống bị ô nhiễm, cơ thể nhiễm lạnh do thời tiết thay đổi thất thường hoặc do môi trường làm việc,…
Cách giảm nhức mỏi tay chân vào ban đêm
Để giảm tình trạng nhức mỏi tay chân về đêm mọi người có thể thực hiện một số biện pháp sau.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với đầy đủ chất dinh dưỡng: Việc này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thần kinh và hạn chế các bệnh về cơ xương khớp. Nếu bị nhức mỏi tay chân khi ngủ chúng ta cần chú ý bổ sung thêm canxi, kali, vitamin B12, omega 3…thông qua việc thêm vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm như măng tây, cá hồi, các loại quả mọng, thịt gia cầm, sữa, trái cây, nấm, đậu, cà chua, các loại đậu, trứng…
Xem thêm: Mẹo chữa đau khớp gối tại nhà bằng gừng hiệu quả nhất
– Tăng cường vận động và rèn luyện thể chất: Mỗi ngày dành 30 – 60 phút để tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe mỗi người như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe…không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe mà còn giúp cơ xương khớp trở nên chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt hơn, cải thiện tình trạng nhức mỏi chân tay hiệu quả và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
– Hạn chế đứng/ngồi quá lâu ở một vị trí. Không nên vận động quá mạnh và tránh cử động tay chân một cách đột ngột.
– Mỗi ngày cần uống từ 1,5 -2 lít nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
– Ngủ đúng tư thế để tránh gây chèn ép lên các dây thần kinh.
– Nên ngâm chân/tắm bằng nước ấm có pha thêm muối hoặc một số loại thảo dược trước khi ngủ để cơ thể được thư giãn, giúp cho khí huyết lưu thông thuận lợi và dễ dàng hơn.
– Tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá…
Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng cơ bắp, đặc biệt là tập các bài tập dành cho tay và chân.
Massage: Tự massage hoặc điều trị bằng cách đến phòng khám, để giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp.
Sử dụng nhiệt: Áp dụng nhiệt lên vùng bị đau, chẳng hạn như bằng bình nước nóng hoặc dùng băng chuyên dụng để giảm đau và giảm căng thẳng cơ bắp.
Thay đổi vị trí khi ngủ: Tạo cho bản thân một vị trí ngủ thoải mái hơn bằng cách sử dụng gối đỡ cho đầu và cổ, hoặc đệm thêm cho tay và chân.
Sử dụng thuốc giảm đau: Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen, sau khi được tư vấn bởi bác sĩ.
Chúng tôi hy vọng thông tin về cách giảm nhức mỏi tay chân vào ban đêm và các giải pháp giảm đau mà thiết bị thể thao chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy chủ động tìm kiếm các giải pháp giảm đau và tăng cường thể trạng của bạn để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Nếu tình trạng nhức mỏi tay chân không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như sưng, đỏ hoặc viêm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.