Tập yoga ngoài những lợi ích như cải thiện vóc dáng hoặc duy trì sắc đẹp, nhiều bài tập yoga còn có tác dụng kích thích hoạt động của các cơ quan vùng bụng. Bài viết dưới đây, Thể Thao Khỏe xin chia sẻ các động tác tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn nên biết.
1. Tập yoga tốt cho hệ tiêu hóa không?
Hệ tiêu hóa của người luôn cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, khi chúng hoạt động kém hiệu quả với những tình trạng như ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng,…cùng những cơn đau dạ dày sẽ luôn làm bạn cảm thấy khó chịu. Hãy tập luyện Yoga với các động tác duỗi người tập trung vào các cơ bụng kết hợp hít thở sâu sẽ giúp massage và loại bỏ các chất độc mắc kẹt trong ruột đầy hiệu quả. Hãy cùng tham khảo bài viết về tập luyện Yoga tốt cho hệ tiêu hóa sau đây để giúp cải thiện tình hình sức khỏe của bản thân.
Thường xuyên tập luyện Yoga có thể giúp làm dịu những cơn đau và sự khó chịu đến từ những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, các động tác gập duỗi có thể hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa theo nhiều cách.
2. Các bài tập yoga cơ bản tốt cho tiêu hóa
Bạn đã nạp cho cơ thể rất nhiều loại thức ăn, khiến hệ tiêu hóa quá tải và dễ bị rối loạn. Vậy nên, nay là lúc cần áp dụng các biện pháp để hệ tiêu hóa khỏe hơn. Bởi hệ tiêu hóa khỏe sẽ là nền tảng cho cơ thể khỏe mạnh.
2.1 Tư thế gập người chân rộng
Bắt đầu bằng tư thế Trái núi. Đặt hai bàn tay lên hai bắp đùi. Hai chân tách rộng bằng hai lần vai sao cho hai bàn chân thẳng hàng và song song với nhau, ngón chân hướng thẳng phía trước.
Hít vào, thở ra đồng thời gập người ra phía trước từ hai bắp đùi, giữ cho hai gót chân trên sàn và lưng luôn thẳng.
Đặt hai bàn tay xuống sàn cách nhau bằng chiều rộng của hai vai. Hai cánh tay thẳng, các ngón tay xòe rộng, hướng thẳng ra phía trước.
Hướng đỉnh đầu xuống sàn và nghiêng xương tọa hướng lên phía trần nhà để kéo giãn xương sống.
Hít vào, thở ra đồng thời cong hai cùi chỏ và đưa ngực hướng về phía khoảng cách giữa hai đùi.
Đầu và cổ buông thõng xuống sàn, cảm nhận xương sống đang giãn ra, tưởng tượng bắp chân sau của hai chân và cơ đùi trong đang duỗi ra theo từng hơi thở.
Giữ tư thế từ 30 giây tới 1 phút.
2.2 Tư thế tam giác vặn
Đứng thẳng trên thảm yoga trong tư thế quả núi
Bước lùi 3 bước về phía sau bằng chân phải, xoay 25 độ ra bên ngoài. 2 bàn chân điều chỉnh sao cho các gót chân thẳng hàng nhau.
Đặt bàn tay trái bạn lên thắt lưng, hít vào và đưa tay phải lên cao
Từ từ gập người về trước, giữ cột sống thẳng
Tùy thuộc vào sự linh hoạt của bạn, bạn có thể đặt bàn tay phải vươn tới chân hoặc đặt trên sàn. Hít sâu
Điểu chỉnh và đảm bảo chân đứng vững trên thảm. Sau đó thở ra và xoay sang trái, duỗi cánh tay trái về phía trần, mắt hướng theo tay trái
Thở chậm và sâu. Giữ tư thế trong vòng vài giây.
Để kết thúc tư thế, từ từ nhìn về chân trái, siết bụng. Sau đó nhẹ nhàng đặt tay lên eo và đưa 2 chân về vị trí ban đầu.
Lặp lại phía đối diện
2.3 Tư thế đứng khom vặn người về một bên
– Bắt đầu với Tư Thế Chó Cúi Mặt, đưa chân trái của bạn về phía trước lên giữa 2 tay. Các ngón chân của bạn thẳng hàng với ngón tay.
– Gập đầu gối trái sao cho bắp chân và đùi bạn tạo thành một góc vuông. Đùi bạn song song với sàn nhà.
– Xoay bàn chân phải – lưu ý gót chân cham sàn.
– Ép bàn tay phải xuống sàn, bên dưới vai phải
– Xoay thân bạn về bên trái, mở ngực, vai phải ở phía trên đầu gối trái.
– Đưa cánh tay trái của bạn vươn lên trần nhà. Mắt hướng về phía trước
– Giữ tư thế từ 3-5 nhịp thở. Sau đó bước xuống trở lại Tư Thế Chó Cúi Mặt và đổi bên.
Xem thêm: Bài tập Yoga chữa đau đầu đơn giản và hiệu quả nhất tại nhà
3. Tổng kết
Cải thiện hệ tiêu hóa bằng việc tập luyện Yoga kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là một trong những phương pháp được nhiều người tin tưởng và thực hiện hiện nay. chúc các bạn thực hiện tốt các động tác trên.