Bơi lội mang lại lợi ích tuyệt vời cho phụ nữ trong thời kì mang thai, bên cạnh đó cũng có một số lưu ý mà bà bầu nên biết. Bài viết sau đây Thể Thao Khỏe chia sẻ cho các bạn những lưu ý khi đi bơi cho bà bầu.
Bà Bầu bơi lội có tốt không?
Bơi lội là môn thể thao lý tưởng vì nó tác động lên cả 2 vùng cơ chính của cơ thể (tay và chân). Mặc dù chỉ tác động nhẹ nhàng nhưng bơi rất có lợi cho hệ tim mạch và khiến phụ nữ mang thai có được cảm giác không trọng lượng khi mà cơ thể đang dần tăng cân. Đặc biệt, nguy cơ bị chấn thương đối với các mẹ bầu khi bơi là rất thấp so với các môn thể thao khác.
Bất kỳ một môn thể dục thể thao nào cũng giúp cơ thể tăng cường khả năng xử lí và trao đổi oxy, điều này đặc biệt quan trọng với cả mẹ bầu và thai nhi. Và bơi lội cũng cũng vậy, nó giúp cải thiện hệ tuần hoàn, làm săn chắc cơ, tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Hoạt động này còn giúp bà bầu đốt cháy calo, cảm thấy đỡ nặng nhọc, ngủ sâu hơn và dễ thích nghi hơn với những thay đổi về tâm sinh lí trong thai kỳ. Nếu bạn chưa biết bơi hãy đi học bơi ngay hôm nay.
Như đã nói ở trên, bơi lội được đánh giá là một trong những hình thức luyện tập an toàn nhất. Nếu bạn đã thường xuyên đi bơi trước khi mang thai, thì trong thai kỳ, bạn vẫn có thể tiếp tục mà không cần phải thay đổi nhiều. Ngược lại, nếu đây không phải là thói quen của bạn thì bạn nên thử nghiệm nó bởi nó sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể người mẹ và thai nhi, với điều kiện bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trước. Lưu ý, mẹ bầu nên bắt đầu một cách thật chậm rãi, cử động một cách thoải mái từ từ trong quá trình khởi động và kết thúc, và luôn nhớ rằng không được làm quá sức mình.
Khi bạn ở dưới dưới nước luôn nhớ phải giữ cân bằng lượng nước trong cơ thể. Theo Tiến sĩ James M.Pivarnil, Đại học bang Michigan thì chưa có khuyến cáo chính thức về việc phụ nữ mang thai nên uống bao nhiêu nước khi tập thể dục, nhưng có một hướng dẫn rất phù hợp là bà bầu nên uống một cốc nước (khoảng 220ml) trước khi bắt đầu bơi, sau mỗi 20 phút bơi lại uống 1 cốc như vậy, và một cốc sau khi bơi xong. Trong thời tiết nóng ẩm, mẹ bầu có thể uống nhiều hơn.
Xem thêm: Tập bơi có tăng chiều cao hay không?
Lợi ích của việc bơi lội đối với bà bầu
Bơi lội mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu, chỉ cần 30 phút mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu có thân hình săn chắc, gọn gàng và “vượt cạn” dễ dàng hơn.
Lợi ích của việc bơi lội đối với bà bầu
Bơi lội mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu, chỉ cần 30 phút mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu có thân hình săn chắc, gọn gàng và “vượt cạn” dễ dàng hơn.
Giúp cải thiện vóc dáng
Việc mang thai làm cơ thể nặng nề nên hầu hết các mẹ sẽ lười vận động hơn bình thường, tham gia bơi lội thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu đốt cháy calo, mỡ thừa và hỗ trợ quá trình lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh hơn.
Giảm ốm nghén
Bơi lội trong thời gian mang thai sẽ giúp cơ thể được giải nhiệt, trở nên mát mẻ, cải thiện việc ốm nghén và nôn mửa trong thời gian mang thai.
Giảm tình trạng sưng mắt cá và bàn chân
Hoạt động bơi lội sẽ tác dụng vào tay và chân giúp lưu thông máu huyết, giúp mẹ bầu giảm tình trạng sưng mắt cá và bàn chân cho áp lực đè lên khi mang thai.
Giảm đau thần kinh tọa
Khi mang thai, em bé trong bụng sẽ chèn ép lên dây thần kinh ở lưng và hông nên các mẹ thường cảm thấy đau ở 2 phần này. Bơi lội giúp em bé “nổi” lên cùng mẹ, làm giảm áp lực đè lên cơ thể, giúp mẹ dễ chịu hơn.
Những lưu ý khi đi bơi và bầu cần biết
Thời gian bơi
Thời điểm thích hợp để bơi lội là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thai kỳ. Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên bơi trong khoảng 30 phút với các động tác nhẹ nhàng, tránh lặng sâu làm chèn ép tử cung và bụng.
Nhiệt độ hồ bơi
Nhiệt độ thích hợp để mẹ bầu cảm thấy thoải mái và tránh tình trạng co giật là từ 29-30 độ C, nếu bơi ở nước quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể có nguy cơ gây sảy thai hoặc dị tật cho thai nhi.
Đo huyết áp, mạch trước khi xuống nước
Trước khi xuống hồ bơi, mẹ bầu nên kiểm tra một lần huyết áp, mạch đập để đảm bảo sức khỏe và trong mọi trường hợp, mẹ bầu không nên đi bơi 1 mình mà phải có người thân đi cùng để kịp thời hỗ trợ phòng ngừa bất trắc.
Bước đi cẩn thận
Thành hồ bơi cũng như khu vực xung quanh bể bơi thường rất trơn trượt. Vì vậy, khi di chuyển, mẹ bầu nên cẩn thận, tránh té ngã, bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.
Đừng quên uống nước
Bơi lội không làm thoát mồ hôi nhưng lại gây mất nước nhiều hơn các hoạt động khác. Vì vậy các mẹ nhớ uống khoảng 500ml nước trước và sau khi bơi lội để đảm bảo bù nước kịp thời cho cơ thể và bé.
Kiểu bơi tốt nhất cho phụ nữ trong thai kỳ
Kiểu bơi ếch có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu vì nó không đòi hỏi phải xoay người (như là kiểu bơi sải) và không mất nhiều sức. Ngoài ra, nó làm giảm đáng kể sự căng thẳng gia tăng ở phía sau do trọng lượng phần bụng tạo ra. Trong khi việc mang thai thường khiến giãn cơ, thay đổi hình dạng cột sống và xương chậu, thì kiểu bơi ếch này sẽ nhẹ nhàng làm săn chắc các bắp cơ và ngăn ngừa những hiện tượng đó.
Một kiểu bơi khác cũng rất tốt đó là bơi ngửa. Vì nước làm giảm những tác động của lực hấp dẫn lên cơ thể, nên bà bầu có thể nằm ngửa mà không phải lo sợ tuần hoàn máu bị suy giảm trong khi điều này rất dễ xảy ra và gây nguy hiểm nếu bà bầu nằm ở tư thế đó và tập thể dục trên sàn khô ráo. Tuy nhiên, nếu bơi ngửa sau tuần thứ 16 thai kỳ, dù trong thời gian ngắn hay dài cũng gây cảm giác rất khó chịu vì khối lượng của thai nhi sẽ hoàn toàn tạo áp lực lên động mạch chủ. Vì vậy khi thấy đau, bạn nên ngừng kiểu bơi này.
>>> Xem thêm: kính bơi đà nẵng