Trong các bộ phận cấu tạo nên xe đạp tập thì bánh đà, bánh quay và dây curoa là những bộ phận giúp xe hoạt động trơn tru. Trong đó dây curoa làm nhiệm vụ truyền dẫn động, làm cho xe hoạt động. Hiện nay, dây curoa đang dần thay thế cho dây xích trong các thiết bị gia đình. Bài viết sau đây được Thể Thao Khỏe chia sẻ giới thiệu về dây curoa xe đạp tập thể dục, cấu tạo và hướng dẫn bảo quản nó.
Giới thiệu về dây curoa xe đạp tập thể dục
Dây curoa còn được gọi là dây đai truyền động hay dây phanh kháng lực, đây là thiết bị truyền dẫn động vô cùng quan trọng, giúp xe đạp tập thể dục có thể hoạt động trơn tru và ổn định. Phần lớn xe đạp tập trên thị trường hiện nay đều đang sử dụng dây curoa để thay thế cho dây xích.
Dây curoa xe đạp tập thể dục được nối với bánh đà (bánh răng bị động) và cò quay (bánh răng dẫn động). Khi người dùng tác động vào bàn đạp (đạp xe) sẽ tạo truyền động làm bánh răng quay sau đó thông qua dây curoa kéo bánh đà cũng quay theo từ đó tạo ra những vòng quay liên tục
Lợi ích khi xe đạp tập thể dục sử dụng dây curoa
Dây phanh kháng lực xe đạp tập là bộ phận truyền dẫn khi xe đạp hoạt động không gây ra tiếng ồn, giúp người dùng có được trải nghiệm tốt, êm ái, động tác đạp xe trơn tru. Dây curoa trong xe đạp tập thể dục rất chắc chắn, nó được làm từ những vật liệu có tác dụng chịu nhiệt giảm ma sát nên cũng chậm hao mòn, ít hư hỏng, không gỉ sét, dễ thay dễ mua.
Một số ý kiến rằng, dây curoa do không có mắt xích nên dễ bị tuột khỏi hệ thống bánh đà, bánh quay, nhưng theo nhiều thử nghiệm trên thiết bị không nhận thấy bất kỳ trường hợp tụt nào. Nên chúng là bộ phận được đa số hãng xưởng sản xuất xe tạp tập, máy chạy bộ lựa chọn.
Đặc điểm cấu tạo dây curoa xe đạp tập thể dục
Cấu tạo của dây curoa xe đạp tập thể dục có 2 phần chính:
– Phần cao su: Đây là phần quan trọng và không thể thiếu của dây curoa. Nó có thể được làm từ cao su hoặc nhựa tổng hợp vì chúng khá bền, có độ đàn hồi tốt, dễ dàng co giãn nhưng vẫn đảm bảo đủ sự chắc chắn và cứng cáp để có thể chịu được lực xoắn trong quá trình sử dụng.
– Phần bố dây: Được làm từ sợi tổng hợp có khả năng chịu nhiệt tốt, tác dụng chính của nó là làm giảm ma sát khi đạp xe. Bên cạnh đó, phần bố dây giúp dây curoa ngăn ngừa co giãn đồng thời hạn chế sự mài mòn trong quá trình hoạt động.
Xe đạp tập thể dục dùng dây curoa có tốt không?
Hiện nay, dây curoa đều được làm từ những chất liệu có tính chịu nhiệt tốt như sợi carbon, cao su tổng hợp hoặc từ lớp vải dù. Nó rất chắc chắn, không bị gỉ sét và mang lại cảm giác êm ái, trơn tru trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, bất kỳ một sản phẩm nào cũng đều tồn tại những ưu – nhược điểm và để có thể đưa ra kết luận xe đạp tập dùng dây curoa có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó bao gồm cả những đánh giá khách quan và chủ quan của người dùng.
Ưu điểm
Xe đạp tập dùng dây curoa có rất nhiều ưu điểm cần phải nhắc đến đó là.
– Không gây ra tiếng ồn: Dùng dây curoa sẽ tăng tính đàn hồi trong quá trình truyền động qua đó giúp giảm xóc và làm xe hoạt động êm hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng dây curoa còn có tác dụng giảm ma sát nên thường không tạo ra tiếng ồn do cọ sát trong quá trình chuyển động, đây được xem là điểm vượt trội so với việc dùng dây xích.
– Có độ bền và độ bám rất tốt: Dây curoa xe đạp tập thể dục thường được làm từ những chất liệu có độ bền rất cao, sự hao mòn diễn ra rất chậm và độ bám tốt. Việc này giúp quá trình vận hành và hoạt động của xe diễn ra một cách ổn định qua đó giúp tăng độ bền cho xe đạp tập.
– Dễ bảo dưỡng: So với dây xích thì dây curoa ít bị dính bụi bặm và dễ bảo dưỡng hơn rất nhiều. Chúng ta chỉ cần bôi trơn dầu cho dây curoa theo đúng định kỳ và thay thế nó khi có dấu hiệu bị rách hay mài mòn quá nhiều là có thể đảm bảo chất lượng cho xe.
– Độ chính xác cao: Việc sử dụng dây curoa giúp đảm bảo tính ổn định trong quá trình vận hành cho xe đạp tập, giúp truyền động một cách chính xác và rất khó bị trượt.
– Tính thẩm mỹ cao: Dây curoa có kiểu dáng, mẫu mã khá đẹp mắt và nhìn rất chất.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì xe đạp tập sử dụng dây curoa cũng tồn tại một số hạn chế:
– Giá thành tương đối cao: So với xe đạp tập sử dụng dây xích thì giá thành của các sản phẩm xe đạp tập thể dục sử dụng hệ thống chuyển động bằng dây curoa thường cao hơn.
– Chi phí sửa chữa cao: Số tiền phải bỏ ra để sửa chữa hay thay thế dây curoa khi bị hỏng sẽ nhiều hơn so với dây xích.
– Không phù hợp nếu tập luyện quá mạnh: Xe đạp tập dùng dây curoa thường không chịu được tải trọng quá lớn vì thế chúng không thích hợp với những người có trọng lượng cơ thể quá lớn hay những người thường xuyên vận động và đạp xe với cường độ cao.